– An dậy đi, em tự tắm được không hay anh tắm cho em ?
– Anh đặt em vào bồn tắm rồi xả nước, em ngủ thêm 5 phút, nước đầy rồi em tự tắm được.
…
Mắt An trĩu nặng, còn chút tỉnh táo trả lời xong câu hỏi của Ryo, An tiếp tục lim dim. Ngày bé mỗi sáng bố Bình gọi An dậy đi học thì An luôn trùm kín chăn rồi nói vọng ra: “cho con ngủ thêm 5 phút nữa thôi”. Thật ra phải năm hay sáu lần của 5 phút đó thì mắt An mới mở ra được. Sáng nào cũng mãi mới dậy được là do thói quen thức khuya để học bài hoặc đọc gì đó từ nhỏ của An. Bố Bình biết nên bố không mắng, bố căn thời gian để gọi An dậy từ sớm và cho An nấn ná thêm mấy lần như vậy.
Ryo không biết 5 phút của An thì phải năm lần cái 5 phút đó, thấy An ngủ say quá, miệng còn tủm tỉm cười như là mơ thấy điều gì đó rất vui, không nỡ đánh thức An dậy nữa nên Ryo tắm gội cho An, rồi chạy vào phòng lót mấy cái khăn tắm lên trên giường xong xuôi thì cuộn An vào 1 cái khăn tắm to, bế vào giường, lau khô người, sấy tóc An khô rồi mới đánh thức An dậy.
Chuyện này đến giờ An vẫn nhớ vì đó là lần đầu tiên Ryo dịu dàng với An như vậy, ấn tượng lắm các chị em ạ, không yêu thương thật lòng thì liệu một người đàn ông hơn 30 gần 40 tuổi có chăm sóc một cô gái như vậy không? Đây là lần đầu nhưng cũng không phải là lần cuối, sau này thường xuyên An bị trong tình trạng này, Ryo hiểu khi An lăn lộn một đêm thì sẽ chỉ thích ngủ, mềm nhũn, phó thác mọi chuyện cho Ryo. Nhưng Ryo chưa một lần phàn nàn, lúc nào cũng thật nhẹ nhàng, dịu dàng để An được thoải mái nhất.
Hồi mới sang Nhật du học, mấy đứa bạn người châu Âu cùng lớp An toàn dặn dò nhau: chớ có lấy chồng Nhật, khô khan, gia trưởng, có mấy người biết lãng mạn là gì đâu. Cả ngày cứ hùng hục làm việc kiếm tiền, đi sớm về khuya, đêm về là lăn ra giường ngủ, vợ ở Nhật thì giống như người giúp việc. Các nàng ấy bảo lấy chồng thì nên chọn chồng Tây cho sướиɠ, chồng Tây thoáng, ga lăng, lãng mạn, bình đẳng nam nữ lắm.
Nghe nhiều, tự nhiên nó hằn vào não của An suốt gần 6 năm là không được yêu con trai Nhật. Mấy năm sống và học rồi làm việc ở Nhật, quay đi quay lại, ngó trước ngõ sau toàn con trai Nhật, chứ có đàn ông Tây như hồi An học cấp 3 ở Mỹ đâu. Thế là An tự khép mình, không dám giao lưu sâu với nam giới ở Nhật nên mới có chuyện 6 năm liền An chưa một mảnh tình vắt vai, bạn bè là nam giới chỉ có anh Quốc Anh cùng sang Nhật du học. Mấy đứa bạn học có lúc còn trêu An là: “Mày bị les à”. Lúc đầu An còn thanh minh, nhưng sau này An cười trừ cho qua chuyện. Ấy thế mà chúng nó tưởng thật và nghiễm nhiên ở trường ai cũng nghĩ An bị les.
À, mà An sắp cưới chồng, An phải mời bạn bè hồi đại học và cao học đến dự mới được, để cho mọi người biết An “ les” đã lấy chồng, đằng nào thì hội trường tổ chức cưới còn rộng lắm, phía nhà gái ở Việt Nam cũng không mời sang mấy vì thủ tục Visa sang Nhật cũng không dễ dàng, rồi sau này còn tổ chức cưới ở Việt Nam một lần nữa.
Nghĩ xong, An bảo Ryo là em muốn mời toàn bộ bạn học của em 6 năm vừa qua, Ryo mắt tròn xoe nhìn An nhưng vẫn nhẹ nhàng cười đồng ý luôn, có lẽ Ryo nghĩ An là đứa thích khoe khoang.
Ở Nhật, thông thường đám cưới không mời nhiều như ở Việt Nam, chỉ mời họ hàng thật gần, bạn bè thật sự thân thiết vì chi phí tổ chức lễ cưới rất tốn kém, đám cưới thường lỗ vốn nhiều, không giống kiểu trả nợ miệng như ở VN mình. Thế nên khi An bảo mời hết bạn học thì Ryo ngạc nhiên là đương nhiên.
Thật sự An ngại nói ra chuyện mọi người tự nghĩ là An “ les” với Ryo lắm. An ngại, An xấu hổ và An sợ Ryo sẽ cười An vì cái biệt danh này. An quyết định không kể với Ryo chuyện này.
Hồi đại học, An và chị Nga thân với nhau, chị Nga cũng từng bị mọi người nghĩ chị ấy là les. Nếu trong đám cưới An, chị Nga cầm tay người đàn ông chị Nga yêu tới dự lễ cưới thì hay biết mấy. Chị Nga chọn Hirosan hay anh Oda là điều không quan trọng, chỉ cần chị chọn người mà chị yêu thực sự.
Mấy lần An gọi chị Nga đều thấy tắt máy, gọi đến số cố định ở chung cư của chị Nga cũng không thấy ai bắt máy. Chắc chị ấy lại đi du lịch đâu đó để tĩnh tâm suy nghĩ rồi. Mong là chị ấy sẽ trở lại trước ngày cưới của An.
Đằng ngoại nhà Ryo sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm từ nhiều đời nay nên Ryo dặn An phải ăn mặc thật đẹp, trang điểm thật xinh để tạo ấn tượng tốt trong lần gặp đầu tiên. Ryo có nói qua là ông bà ngoại cực kì khó tính và xét nét khi dẫn cháu dâu, cháu rể về ra mắt, các anh chị em họ của Ryo ai cũng sợ cái màn chào hỏi ra mắt này. An nghe thôi cũng thấy trống trong tim đập như báo hiệu sắp vào giờ học, chạy mau, muộn học là bị cờ đỏ ghi tên, nhắc nhở toàn trường vào sáng thứ 2 hàng tuần. Nói chung là sợ và lo.
Suốt quãng đường đi đến nhà ông bà ngoại, Ryo nắm tay An mà cả bàn tay An cứ chảy đầy mồ hôi, Ryo nhẹ nhàng lấy khăn mùi xoa trong túi ra lau tay cho An rồi vuốt lưng, an ủi:
– Không sao đâu, có anh ở đây rồi. Ông bà có nói gì khó nghe thì em cứ trả lời thật lễ phép, hỏi câu gì khó quá thì anh sẽ trả lời cho em. Biết em sẽ lo lắng thế này thì anh chẳng nói với em về tính cách ông bà ngoại.
– Ông bà ngoại khó tính vậy còn vợ chồng anh trai và vợ chồng em gái của mẹ Yuriko thì thế nào, em sợ mọi người giống nhau, em không quen với áp lực kiểu này. Nếu giống như bên ông bà nội thì tốt biết mấy.
– Ông bà ngoại thuộc tuýp: “ quý ai thì như quý vàng, ghét ai thì như xúc cứt đổ đi”. Chỉ cần ông bà có ấn tượng tốt với em thì tự nhiên mọi chuyện sẽ dễ như ăn kẹo thôi.
– Vâng, nhưng anh nói xong em lại càng run, nhỡ em không tạo được ấn tượng tốt thì sẽ khó như uống thuốc đắng mất.
– Thôi, thả lỏng, còn một lúc lâu nữa mới tới nên anh ôm em cho em ngủ 1 lúc nhé.
– Vâng, em sẽ cố ngủ, anh phải gọi em dậy trước khi tới nơi tầm 10 phút để em còn kịp tỉnh táo.
Ngày bé, mẹ Hiền hay dặn An sau này lớn lên thì yêu người nào môn đăng hậu đối thì sẽ dễ sống nhất. Bây giờ An yêu Ryo, An tự nhận thấy là về học thức hay tài chính của 2 gia đình cũng khá tương xứng. Cái An lo là sự khác biệt văn hoá giữa 2 nước, hay nhiều người Nhật vẫn có tư tưởng phân biệt Việt Nam là nước nghèo, người Việt thuộc tầng lớp thấp hơn. Người Nhật khéo léo là họ không ưa ai, không thích ai, họ không nói thẳng vào mặt, họ không huỵch toẹt ra cho mình biết để mình còn biết mà đối phó. Họ vẫn nhiệt tình, cởi mở, sau đó là “ một đi không trở lại”.
An sợ nếu nhà ngoại của Ryo không thích An thì sau nó sẽ ít có sự qua lại với bên ngoại, như thế sẽ làm Ryo khó xử hay sau này An và Ryo có con thì con mình cũng không được đằng ngoại chào đón.
Lúc đó An còn trẻ, cái gì cũng lo lắng, điều gì cũng muốn cầu toàn, sau này An mới rút ra một điều: chẳng có gì có thể hoàn hảo hết được, sống hết mình, sống thẳng thắn thì người nào quý mình thì mình chơi tiếp, ai không thích mình thì mình kệ thôi, hơi đâu mà nghĩ nhiều. Đặc biệt là sống ở Nhật, phải biết ngó lơ nhiều điều thì cái đầu mình mới nhẹ nhõm được.
Quà biếu 2 bên nội ngoại thì Ryo bảo sẽ tự chuẩn bị nhưng mẹ Yuriko nói là bên ngoại kĩ tính nên mẹ sẽ chuẩn bị cho, Ryo chuẩn bị quà cho bên nội thôi. An cũng đoán được phần nào sự lo lắng của mẹ Yuriko khi Ryo dẫn An về nhà ngoại ra mắt.
Bình luận ()
* Hãy đăng nhập để tham gia bình luận về truyện nhé.