Chương 16

Con Chung

Phạm Vũ Anh Thư 07/08/2024 05:57:54

Tôi nhìn Thành vừa khóc vừa nói:
– Anh Thành. Nhất định phải tìm được thằng bé…
Thành thấy vậy đưa tay quệt nước mắt trên mặt tôi khẽ đáp:
– Được rồi, em đừng khóc, đừng khóc nữa, tôi sẽ tìm được thôi mà.
Khi anh vừa nói dứt lời thì tôi đã nghe tiếng bà Hoài từ đâu gào lên:
– Thằng bé đâu? Thằng bé đâu rồi?
Nhìn thấy tôi, bà liền lao vào cầm túi xách quất thẳng lên người tôi đầy giận dữ:
– Cô làm mẹ cái kiểu gì vậy? Đến việc đón thằng bé cũng không nên hồn. Trả thằng bé lại đây.
Thành thấy vậy liền lao đến ôm chặt lấy tôi gào lên:
– Mẹ bình tĩnh xem nào?
Thế nhưng bà Hoài không bình tĩnh nổi, cứ quất mạnh dây túi xách lên đập thẳng vào người Thành liên tục nói:
– Trả thằng bé lại đây, trả thằng bé lại đây.
Thành bị đánh đến mức cả mặt hằn lên những vết đỏ, khoé môi chảy cả máu ra nhưng vẫn không chịu buông tôi. Đến khi bố anh kéo bà Hoài ra xe anh mới khẽ buông lấy tôi rồi nói mấy lời với bố mẹ anh. Tôi nhìn Thành bật khóc tức tưởi, tôi không sợ bị đánh, tôi chỉ sợ không tìm được Bom. Lúc này tôi cũng chẳng thiết tha gì, có đánh đổi mạng sống này tìm được con tôi cũng chịu. Tôi để mặc nước mắt chảy vào miệng nói không nên lời:
– Anh Thành… tìm Bom… tìm Bom đi, tôi không thể để nó có chuyện gì được.
Thành mặc kệ vết thương trên mặt, mặc kệ máu trên môi vẫn chảy kéo tôi vào lòng vuốt mấy sợi tóc trên mặt tôi rồi khẽ nói:
– Em đừng khóc! Đừng khóc nữa, nhất định tôi sẽ tìm Bom về cho em. Nhất định tôi sẽ tìm được con
Tôi nhìn Thành như sực tỉnh ra khẽ hỏi:
– Liệu có khi nào thằng bé bị bắt cóc không? Liệu có khi nào là chị Loan bắt cóc thằng bé không?
Tôi vừa nói xong thì điện thoại của Thành đổ chuông, anh vừa ấn nút nghe vừa nói:
– Tôi đây!
– …
– Được được tôi đến ngay.
Thành nhìn tôi vội vàng lên tiếng:
– Đi thôi. Công an check camera trường tìm ra người bắt cóc Bom rồi.
Khi tôi và Thành đến nơi anh công an mở cho tôi đoạn camera ở trường Bom. Trên màn hình Bom đang chơi ở sân trường thì một người đàn bà mặc áo chống nắng kín mít đi vào, sân trường lúc này vắng tanh, bác bảo vệ cũng đi ra sau trường nên không có ai để ý. Không biết người phụ nữ nói gì mà thằng bé ngoan ngoãn đi theo. Dáng người này thật sự rất quen thế nhưng lại không phải chị Loan. Đột nhiên tôi như à lên vội vàng nói:
– Anh Thành… hình như là mụ An. Không… thật sự là mụ ta, dáng người này không sai được.
Mấy người công an nhìn tôi hỏi:
– Là người quen của chị sao?
Tôi chưa kịp đáp thì điện thoại đã rung lên. Không ngoài dự đoán của tôi, mụ An vừa thấy tôi nghe máy đã nói:
– Uyên. Mày đang làm gì? Có nhớ con trai không?
Thấy mụ ta tôi không giữ được bình tĩnh mà hỏi:
– Bà đang ở đâu?
– Mày đừng cuống cuồng lên thế. Thằng bé này trước kia mày đẻ ra là để đổi lấy tiền giờ làm gì mà xoắn xít lên thế.
– Bà đang giữ thằng bé ở đâu? Bà có biết bắt cóc trẻ em sẽ bị đi tù không hả?
Mụ An nghe xong cười cợt đáp:
– Mày làm như đời tao chưa vào tù bao giờ vậy mà còn doạ?
Trước kia mụ An đã từng đi tù hơn một năm vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thế nhưng chuyện đó qua lâu rồi tôi cũng không còn nhớ. Mụ ta thấy tôi im lặng nói tiếp:
– Thôi tao không vòng vo với mày nữa. Thứ nhất nếu mày muốn an toàn cho thằng con mày thì không được báo công an. Thứ hai mày muốn chuộc nó bảo thằng bố nó đưa cho tao một tỉ.
Tôi nghe xong điên tiết gào lên:
– Bà trả nó lại ngay cho tôi… trả lại đây.
– Mày suy nghĩ đi, tao không có nhiều thời gian đâu.
Mụ An tắt phụt máy. Tôi nhìn Thành run run kể lại mọi chuyện. Anh nghe xong nhìn mấy người cảnh sát rồi vỗ vỗ lên vai tôi nói:
– Được rồi, em đừng lo, thằng bé vẫn an toàn là được.
Nói xong anh quay sang mấy người cảnh sát bàn bạc. Tôi ngồi bên cạnh lòng đầy lo âu. Một lúc sau Thành quay sang giục tôi:
– Em gọi lại cho mụ An, đưa điện thoại cho mấy anh cảnh sát rồi nói em đồng ý với thoả thuận của mụ ta. Hỏi xem tiếp theo chúng ta phải làm thế nào.
Tôi thấy vậy liền đưa điện thoại lại cho bên công an bật nút loa ngoài. Mụ An thấy tôi đồng ý thoả thuận liền nói:
– Giờ mày bảo nó mang tiền đến đoạn gốc cây theo địa chỉ tao đọc, chỉ được mình nó đến, nếu có cảnh sát thì tao không chắc con mày sẽ bình yên đâu. Cả mày cũng không được đến.
– Bà cho tôi nghe giọng thằng bé trước đã
– Được
Trong điện thoại tiếng khóc của Bom vọng lên, thằng bé khóc tức tưởi nói:
– Bố ơi, ông bà nội ơi.
Nghe giọng con tôi suýt không kìm được gọi tên:
– Bom…
Thế nhưng mụ An đã vội nói:
– Nhanh lên đi! Tao không có thời gian đâu. Mày đưa máy cho bố nó, có gì bảo nó chủ động liên lạc với tao.
– Được rồi bà cho chúng tôi một ít thời gian để chuẩn bị tiền.
– Nhanh mẹ lên!
Thành gật đầu nhận lấy máy của tôi. Chỉ độ mấy phút sau bố mẹ anh cũng xuất hiện ở đồn cảnh sát cầm một bọc tiền lớn. Thành quay sang mấy người cảnh sát bàn bạc. Tôi cũng không biết đã bàn bạc bao nhiêu lâu chỉ thấy một lúc sau Thành nói với tôi:
– Em và bố mẹ tôi đi chung một xe với hai anh cảnh sát cùng một xe cảnh sát khác. Tôi đi xe của tôi đến trước.
– Tôi đi với anh…
Tôi còn chưa nói hết câu bà Hoài đã nổi đoá nói:
– Cô đừng có gây thêm phiền phức cho nó nữa. Chưa đủ rắc rối à?
Thấy vậy tôi đành im lặng đi cùng vợ chồng bà Hoài ra xe. Thành cầm tiền ra ngoài phóng xe đi trước. Trên xe tôi không dám nói câu gì chỉ thấy lòng nóng như lửa đốt. Khi đến gần địa chỉ xe của tôi và xa cảnh sát đỗ rất xa, Thành phóng xe đi vào địa chỉ mụ An đã đọc.
Ngồi bên ngoài mà tôi cứ nhấp nhổm không yên. Thành đi rất lâu, từng phút từng giây trôi qua là từng phút từng giây tôi như nghẹt thở. Bà Hoài chắp tay cầu nguyện liên tục. Khi còn đang chưa biết bên trong thế nào đột nhiên xe cảnh sát phía sau phóng thẳng vào bên trong. Tôi bấu tay vào ghế mà vẫn run lên. Rốt cuộc thằng bé có sao không? Tôi thương con đến nghẹn cả lòng, nó mà có mệnh hệ gì tôi thực sự không biết phải sống sao nữa. Từ nhỏ nó đã thiệt thòi, đến giờ gặp lại con mà đến trách nhiệm làm mẹ cũng không làm tròn
Khi còn chưa biết đã xảy ra những chuyện gì bên trong thì chiếc xe tôi đang ngồi cũng tiến đến. Con xe phóng vυ"t vào trong, khi vừa thấy hai xe phía trước thì dừng lại. Từ phía xa tôi nhìn thấy một người cảnh sát bế cu Bom chạy ra. Lúc này tôi cũng không còn nghĩ ngợi được gì nữa mở cửa nhảy xuống. Thằng bé vẫn khóc, vừa khóc vừa gào lên:
– Bố ơi, bố Thành ơi.
Khi tôi chạy về phía Bom, thằng bé cả khuôn mặt ướt đẫm nước. Tôi vội ôm chầm lấy con như một phản xạ vỗ về
– Bom ngoan, mẹ đây, mẹ đây.
Thằng bé vẫn chưa hết sợ hãi khóc nức nở. Tôi cũng bật khóc tu tu ôm chặt con như thể chỉ cần buông tay con sẽ không còn đứng trước mặt tôi nữa. Thế nhưng còn chưa ôm con cho đã bà Hoài đã lao đến đẩy mạnh tôi ra quát:
– Tránh ra ngoài.
Tôi bị đẩy ngã vồ xuống đất, cánh tay rách toạc chảy máu. Thế nhưng tôi lại không cảm thấy đau đơn, chỉ cần thằng bé không sao, chỉ cần nó không sao thôi. Thằng bé ôm chặt lấy bà Hoài thút thít:
– Bà nội, bà nội ơi
– Bà đây. Bom ngoan, Bom ngoan của bà. Con sợ lắm đúng không? Không sao đâu, từ nay bà sẽ bảo vệ con, ngoan… đừng khóc bà thương.
Nghe bà Hoài nói nước mắt tôi lại chảy dài. Có lẽ bà ghét tôi, nhưng trong mắt tôi vẫn thấy may mắn vì hai đứa con tôi đều được bà yêu thương hết mực. Tôi loạng choạng đứng dậy lúc này mới sực nhớ chưa thấy Thành ra. Bỗng dưng một chiếc xe cứu thương từ đâu phi tới. Tôi còn chưa kịp hiểu chuyện gì một người cảnh sát đã tiến về phía ông Công, bố của Thành nói:
– Đám người kia chúng tôi bắt được rồi nhưng cậu Thành bị thương, xe cứu thương đến rồi mọi người có gì sắp xếp đi theo xe nhé
Tôi nghe xong cũng khựng cả người lại. Bà Hoài vừa ôm thằng Bom vừa run run nói:
– Anh nói cái gì cơ? Thằng Thành bị thương? Tại sao nó lại bị thương
– Mụ An chó cùng dứt dậu nên cầm luôn cái kéo đâm vào cậu ấy…
Anh cảnh sát vừa dứt lời Thành cũng được đưa ra. Trời tối lập loè tôi không nhìn rõ chỉ thấy anh nằm trên cáng đôi mắt nhắm nghiền, máu từ đâu chảy ướt cả áo. Tôi thấy vậy liền chạy theo nhưng đã bị bà Hoài đẩy ra nghiến răng rít lên:
– Cô còn vác mặt đi theo à? Chưa đủ xúi quẩy à?
Bà nói xong bế Bom lên thẳng xe cứu thương rồi đóng rầm cửa lại. Tôi đứng nhìn theo chiếc xe khuất dần tâm can cũng như bị P0'p ra thành trăm mảnh. Gió bên ngoài thốc vào người tôi lạnh buốt, mấy giọt nước mắt đã ngừng lại chảy dài chạy thẳng ra ngoài bắt taxi. Thành! Nhất định anh sẽ không sao. Nghĩ lại ngày hôm qua xua đuổi anh tôi bỗng cảm thấy mình thật tệ. Từ trước tới nay tôi đã bao giờ nghĩ đến cảm nhận của anh đâu? Lúc tôi cần anh tôi gọi, lúc không cần lại trút những bực bội lên anh. Tôi chỉ biết ích kỉ nghĩ đến cảm xúc của mình còn anh thế nào tôi chưa từng nghĩ đến, ngay cả khi mẹ anh đánh anh cũng chấp nhận giơ thân ra chịu để che chắn cho tôi. Lúc này đây khi thấy anh mắt nhằm nghiền trên chiếc xe sắt lạnh lẽo tôi mới thấy tim mình đau đớn đến thế nào. Khi chiếc xe dừng lại ở cổng bệnh viện tôi lao thẳng vào khu cấp cứu. Bà Hoài, ông Công và Bom đang đứng đó. Tôi không dám lại gần chỉ nép mình trong bức tường đứng nhìn. Cánh cửa phòng cấp cứu im lìm thật đáng sợ. Thằng Bom cứ vừa ôm lấy bà Hoài vừa khóc nói:
– Bà ơi, bà bảo bố Thành tỉnh lại đi.
– Ừ ừ, bố Thành sẽ tỉnh lại mà. Ngoan
– Bố Thành ơi, Bom ở đây này. Bố mau tỉnh lại đưa Bom với Bin sang nhà cô Uyên nữa.
Tôi nghe xong cũng thấy miệng mặn đắng chỉ muốn lao thẳng vào phòng cấp cứu kia xem Thành thế nào. Bà Hoài vừa dỗ Bom vừa liên tục đứng lên ngồi xuống. Thằng bé Bom mặt vẫn nguyên lấm lem nép vào cánh cửa vẫn vừa khóc vừa nói:
– Bố Thành ơi, bố Thành cố lên. Bom ở ngoài đây chờ bố này.
– …
– Bố Thành có nghe Bom nói gì không? Bom ở đây này. Bom ở đây này bố ơi.
– …
– Bom từ nay không đi linh tinh nữa đâu, bố ơi bố đừng nhắm mắt nữa, bố mở mắt ra đi, bố đừng bỏ Bom với Bin lại bố nhé.
Nói rồi thằng bé quay sang bà Hoài giọng nghẹn đi:
– Bà ơi hay bà gọi cho Bin với cô Uyên nữa đi. Bố Thành thích cô Uyên, cô Uyên đến bố sẽ tỉnh.
Lẽ ra tôi phải mạnh mẽ ngay lúc này, tôi không muốn biến mình thành kẻ chỉ biết khóc lóc yếu đuối, thế nhưng nghe Bom nói tôi không kìm được hai hàng nước mắt cứ lã chã rơi. Lời con trẻ hiểu chuyện làm người lớn chỉ biết thương xót. Bà Hoài bế Bom vào lòng dỗ dành mấy câu. Thành! Anh còn Bom, còn Bin, còn cả em… nhất định anh phải kiên cường mạnh mẽ lên, nhất định anh phải khoẻ mạnh, nhất định không được có chuyện gì xảy ra.
Cánh cửa phòng cấp cứu một lúc sau mở ra. Bà Hoài lao vào hỏi người bác sĩ:
– Bác sĩ, con tôi sao rồi?
– Cậu ấy không sao đâu, kéo đâm nhưng không chí mạng, mất chút máu, nằm một tuần sẽ hồi phục thôi.
Tôi nghe đến đây mới thở phào nhẹ nhõm. Thành được đưa từ phòng cấp cứu sang phòng hồi sức. Tôi vẫn đứng đó không dám tiến lại gần chỉ biết nhìn theo. Không biết tôi đứng bao lâu, chỉ đến khi có điện thoại của cái Quyên tôi mới mở ra nghe. Con bé nghe giọng tôi liền nói:
– Chị ơi, sao chị khóc? Bom…
– Bom không sao, tìm thấy Bom rồi.
– Vậy tốt rồi. Chị về chưa?
– Chị…
– Có chuyện gì à chị?
– À không có gì đâu, hai dì cháu ngủ đi chốc chị về.
– Vâng.
Tôi nói rồi vội tắt máy, đứng thêm lúc nữa liền xoay người đi ra sảnh. Khi vừa đi được vài bước chợt thấy tiếng bà Hoài phía sau:
– Cô Uyên.
Tôi quay lại nhìn bà cúi đầu hỏi lại:
– Dạ cô tìm cháu ạ?
– Thằng Thành nó muốn gặp cô.
– Dạ?
– Dạ cái gì mà dạ? Cô điếc à? Vào phòng đi, thằng Thành muốn gặp cô.
Tôi nghe xong vội đi về phía phòng Thành đang nằm, bà Hoài thở dài cùng ông Công bế Bom thẳng ra xe. Đợi mọi người đi khuất tôi mới dám mở cửa phòng rồi bước vào trong. Thành nằm trên giường, người toàn những dây dợ chằng chịt, đôi môi tái nhợt khẽ gọi:
– Uyên. Lại đây.
Mới nghe anh gọi tên tôi đã không kìm được bật khóc nức nở. Ngay giây phút này tôi mới nhận ra mình thương anh thế nào. Thương đến mức ước mình có thể thay anh chịu những đau đớn này. Thành thấy tôi khóc, đưa tay lên chạm vào mi mắt dịu dàng lau đi rồi nói:
– Uyên, em đừng khóc. Tôi từng nói với em rồi đúng không? Em khóc tôi rất đau. Nên xin em, đừng khóc, tôi không chịu được mất.
Tôi vội quệt nước mắt, nhưng cứ quệt xong nó lại chảy dài. Thành vuốt mấy sợi tóc trên gương mặt tôi nói tiếp:
– Ngoan nào.
– Có phải em làm anh buồn lắm không? Có phải em chỉ biết khóc lóc yếu đuối, có phải em vô dụng lắm không?
– Ừ! Yếu đuối cũng được, vô dụng cũng được, tôi thích là được!

Novel79, 07/08/2024 05:57:54

Cài đặt giao diện

Cỡ chữ (px):

Cách dòng (px):

Font chữ :

Kiểu nền

Màu chữ :

Màu nền :

Tủ truyện